Đông trùng Hàn Quốc và đông trùng Tây Tạng khác nhau như thế nào ?

Đông trùng Hàn Quốc và đông trùng Tây Tạng khác nhau như thế nào ?

Nhiều người thắc mắc giá đông trùng hạ thảo hiện nay sao chênh lệch nhiều đến vậy, có nơi bán tới 100 triệu đồng /10gr, nhưng một số nơi lại bán giá chỉ từ 7-10 triệu đồng / 100gr. Đó chính là giá của đông trùng hạ thảo tự nhiên so với đông trùng hạ thảo nhân tạo. Mức chênh lệch lớn như vậy đang làm cho nhiều khách hàng lo ngại về mối tương quan giữa giá cả và chất lượng của đông trùng nhân tạo so với đông trùng tự nhiên. Và câu hỏi đặt ra là có nên dùng đông trùng hạ thảo nhân tạo thay cho đông trùng hạ thảo tự nhiên không?

Tìm hiểu về đông trùng hạ thảo tự nhiên

Đông trùng hạ thảo ở cùng cao nguyên Tây Tạng từ lâu đã được xem như kho báu của người Tây Tạng. Loại ấu trùng nấm này chỉ sinh trưởng và phát triển tại các khu vực Nepal, Bhutan, Tây Tạng, phía Tây Trung Quốc, trên những cao nguyên lạnh giá, khắc nghiệt, có độ cao khoảng 4000m so với mực nước biển. Với những công dụng tuyệt vời mà các nhà khoa học nghiên cứu và khám phá ra, loại dược liệu này dần được ưa chuộng và săn lùng trên khắp thế giới, đến độ nó ngày càng trở nên khan hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng. 

 

Tác dụng của đông trùng hạ thảo đối với cơ thể:

Những tác dụng dược lý mà loại trùng thảo này mang đến cho cơ thể:

  • Tăng cường thể lực, tăng sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể.

  • Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến hô hấp, phổi như: ho, hen suyễn, lao phổi, COPD,...

  • Tăng cường chức năng hoạt đông của gan thận và các cơ quan khác trong cơ thể.

  • Phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh vầ tim mạch, tiểu đường.

  • Tăng cường khả năng sinh lý ở cả nam và nữ, hỗ trợ điều trị các chứng bệnh yếu sinh lý, liệt dương, vô sinh... ở nam giới.

Vì sao xuất hiện đông trùng hạ thảo nhân tạo?

Với nhiều công dụng tích cực như vậy, sẽ là một bước tiến mới trong ngành chăm sóc sức khỏe - y tế nếu chiết xuất đông trùng hạ thảo vào các loại thuốc, thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, loại dược liệu này quá đắt đỏ, không phải ai cũng có điều kiện để sử dụng nó, đặc biệt là sử dụng thường xuyên, lâu dài để tăng cường sức khỏe hay hỗ trợ điều trị bệnh, cầu dần vượt xa khả năng cung ứng.

Vì lí do đó, vào năm 1995, các nhà khoa học đã bắt tay vào nghiên cứu và thử nghiệm nuôi cấy và nhân giống đông trùng hạ thảo nhân tạo. Thử nghiệm này rốt cuộc đã thành công và ngày nay ngành công nghiệp nuôi trồng và sản xuất các chế phẩm từ đông trùng hạ thảo đang rất phổ biến tại nhiều quốc gia, trong đó phải kể đến đất nước Hàn Quốc.

Đông trùng hạ thảo Hàn Quốc có tốt không?

Đông trùng hạ thảo tự nhiên được sinh trưởng và phát triển trong điều kiện khí hậu đặc trưng và khắc nghiệt có chất lượng bậc nhất thế giới. Vì thế các nhà khoa học đã lấy giống từ chính loài Cordyceps militaris. Để nuôi cấy trong phòng thí nghiệm ở điều kiện vô trùng dựa trên sinh khối hoặc cấy ghép trên vật chủ là nhộng tằm.

Kết quả hình ảnh cho đông trùng hạ thảo

 

Đông trùng hạ thảo nhân tạo chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cũng như các đặc tính hóa học của đông trùng Tây Tạng, và tất nhiên, nấm đông trùng nhân tạo cũng hoàn toàn có những công dụng tích cực đã nếu ở trên.

Để so sánh dễ dàng hơn giữa đông trùng hạ thảo nhân tạo và tự nhiên, bạn có thể tìm hiểu qua bài viết sau:

 

Nếu bạn đã tham khảo bài viết ở link trên thì sẽ hiểu phần nào sự khác biệt giữa nấm đông trùng Hàn Quốc và đông trùng hạ thảo Tây Tạng. Không thể phủ nhân tác dụng mạnh mẽ của trùng thảo tự nhiên mà giống nuôi cấy vẫn còn thua kém. Nhưng xét về khía cạnh kinh tế cùng nhiều điểm khác thì tôi vẫn khuyên bạn nên dùng đông trùng nhân tạo. Vì một số lý do sau đây:

1. Công dụng:

Điều cần quan tâm đầu tiên chính là công dụng mà nó đem lại. Không thể phủ nhận đông trùng nuôi cấy thì dược tính và công năng tất nhiên sẽ còn thua kém nhiều so với đông trùng tự nhiên. Tuy nhiên, tất cả những công dụng mà đông trùng hạ thảo tự nhiên có thì loại nấm của Hàn Quốc cũng có chỉ là ở mức yếu hơn. Vì thế sử dụng đông trùng hạ thảo Hàn Quốc vẫn có công dụng tích cực đối với sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.

 

Hình ảnh có liên quan

 

2. Mức giá thành: 

Như tôi đã nêu ở trên, đông trùng hạ thảo Tây Tạng có giá trung bình khoảng 100 triệu đồng/ 100gr (với loại con đông trùng kích cỡ vừa), trong khi đông trùng nuôi cấy chỉ có giá 7 -10 triệu đồng / 100gr.  Như vậy nếu không có điều kiện khá giả và vững chắc thì khó có thể sử dụng loại dược liệu này thường xuyên và lâu dài, nếu dùng bồi bổ cho người già, hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh phổi thì thật quá tốn kém.

Thêm vào đó, đông trùng tự nhiên có giá thành cao và mức lợi nhuận kếch xù nên tình trạng hàng giả hàng nhái tất nhiên sẽ tràn lan và khó mà phân biệt được đâu là hàng thật hay hàng giả chỉ bằng mắt thường. Như vậy nếu không biết cách mua sẽ bị chém giá  cắt cổ, mua phải hàng giả dùng lại không có tác dụng gì, thậm chí rước thêm bệnh vào người.

3. Tính tiện dùng:

Hiện nay, đông trùng hạ thảo Tây Tạng thường được bán ở dạng nguyên con, vì theo nhiều nghiên cứu sử dụng nguyên con sẽ hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng bên trong. Như vậy, mỗi lần dùng bạn sẽ phải qua quá trình sơ chế hoặc chế biến (nếu muốn làm thành món ăn) thì mới có thể dùng. Rất nhiều khách hàng mua đông trùng nguyên con về nhưng không biết dùng liều lượng sao cho thích hợp, hay cách chế biến làm sao cho hiệu quả cao. Vì nếu chế biến sai cách hoặc lạm dụng, có thể gây phản tác dụng. Thêm vào đó là điều kiện bảo quản thường phải để trong tủ lạnh và không để được lâu.

Đông trùng hạ thảo Hàn Quốc có bán ở dạng nguyên khối nhưng chủ yếu là các sản phẩm chế phẩm ở dạng viên, dạng gói nước hoặc cao cô đặc, rất tiện dùng kể cả với người già hay người ốm bệnh. Các chế phẩm này thường có hạn sử dụng lên tới 2-3 năm.

Mong rằng với bài viết trên đây,  các bạn đã lựa chọn được cho mình loại đông trùng thích hợp. Nếu có điều kiện kinh tế tốt, các bạn có thể dùng đông trùng hạ thảo Tây Tạng một thời gian, đặc biệt dùng rất tốt cho nam giới để tăng cường sinh lý. Còn nếu không, tôi khuyên các bạn nên cân nhắc lựa chọn đông trùng hạ thảo Hàn Quốc. 

zalo